fbpx

Cách giáo dục trẻ em ở Canada

Canada là một nước luôn nằm trong top đầu các nước trên toàn thế giới về kinh tế, văn hóa và đời sống. Chắc hẳn ai cũng đã biết về chất lượng cuộc sống và hệ thống giáo dục ở đất nước này. Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng và là yếu tố then chốt trong việc xây dựng nguồn nhân lực trẻ cho đất nước. Nếu đang có ý định chuyển đến Canada, hãy cùng tìm hiểu về Cách giáo dục trẻ em ở Canada dưới bài viết này.

Xem thêm:

Phúc lợi của trẻ em tại Canada

Cach-giao-duc-tre-em-o-Canada-rat-tot

Cách giáo dục trẻ em ở Canada rất tốt

Miễn phí học phí

Chính phủ Canada đã làm rất tốt việc bảo vệ quyền được học tập của trẻ em, bởi “trẻ em như búp trên cành và là tương lai của đất nước”. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều được miễn học phí.

Nếu lên đại học, học phí chỉ bằng 1/3 so với sinh viên nước ngoài, thậm chí học phí một số ngành học chỉ bằng một nửa. Chắc hẳn ai cũng biết nền giáo dục Canada là một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới. 

Chính vì vậy, hàng năm Canada thu hút một lượng lớn du học sinh, sinh viên chọn làm nơi học tập và phát triển từ bậc phổ thông lên đại học và cao hơn nữa.

Khoản trợ cấp hàng tháng

Mọi trẻ em sống ở Canada đều được trợ cấp của chính phủ để đảm bảo chất lượng cuộc sống và việc nuôi dạy con cái. Trẻ em dưới 6 tuổi được trợ cấp hàng năm hơn 6.500 đô la Mỹ và trẻ em từ 6-17 tuổi được trợ cấp hàng năm hơn 5.500 đô la Mỹ. 

Và khi gia đình đông con thì cả gia đình được miễn thuế thu nhập cá nhân. Điều này đủ để cho thấy Canada luôn hướng tới tương lai và họ luôn chú trọng vào giáo dục và chất lượng nuôi dạy trẻ em để tương lai phát triển đất nước.

GIÁO DỤC Ở CANADA  

Giang-vien-tam-huyet

Giảng viên tâm huyết

Ở Canada không có chuyện dán bảng điểm thi của cả trường lên tường cho mọi người kiểm tra điểm so kè nhau, sẽ không thông báo ai đứng bét lớp, lớp này thi đua kém hơn lớp kia, không so sánh con nhà người ta, không đánh giá học sinh để tóc kiểu, nhuộm tóc nhiều màu hay trang điểm là chơi bời.

Chính vì thế ở đất nước này không quy chụp cứ xăm mình là giang hồ, làm công việc thông thường thu nhập ít là thấp kém trong xã hội. Còn nhiều vấn đề khác nữa mà chỉ khi trải nghiệm cả hai nơi thì mới thấy quý giá trị sống ở Canada.

Do có nền giáo dục tốt như vậy nên những bạn nhỏ ở Canada luôn có những góc nhìn đa chiều và không rập khuôn theo những định kiến. 

Ví dụ cho một công thức, đa phần du học sinh từ những nước Châu Á sẽ áp dụng liền mà không hề thắc mắc công thức đó từ đâu ra, những học sinh ở đây sẽ hỏi rất nhiều hướng ví dụ như: nó từ đâu ra, tại sao cần dùng nó, áp dụng được vào việc gì trong cuộc sống mà không chỉ là giải bài toán này.

Trẻ em học ở Canada không cần phải giỏi toàn diện, các bạn nhỏ chỉ cần trải nghiệm và khám phá ra bản thân có khả năng gì và thích làm điều gì, đây mới là điều cần thiết của giáo dục phổ thông để chuẩn bị hướng nghiệp cho những thanh thiếu niên khi chọn ngành học và làm trước khi vào Đại học hay Cao Đẳng nghề. 

Giá trị giáo dục của một xã hội không chỉ nằm ở bộ giáo trình quốc tế, mà ở môi trường sống thân thiện và cách cư xử tử tế giữa người với người hàng ngày.

NHỮNG ĐIỀU GIÁO DỤC CANADA KHÔNG CÓ

Những điều giúp cho các bạn học sinh môi trường học tập tốt hơn

Trong lớp học không có xếp hạng

Điểm của em nào chỉ mình em đó và gia đình biết thông qua Report Card. Mục đích là để bảo mật thông tin cá nhân, tránh ganh đua tị hiềm và khuyến khích các em phấn đấu cải thiện bản thân chứ không phải cố gắng hơn người khác. 

Đứng nhất lớp không có nghĩa nhất trường, thậm chí nhất toàn thành phố thì cũng không chắc là nhất cả nước. Nhà trường tôn trọng mỗi cá nhân đều có sự đặc biệt và khác biệt riêng.

Không phân chia lớp chọn, lớp đại trà

Các trường ở đây cũng không thi đua so sánh lớp này với lớp kia. Em nào thích ngoại ngữ thì học tăng cường tiếng Pháp, em nào thích nhạc thì học nhiều giờ nhạc lý nhạc cụ hơn…v…v…Tất cả mọi người trong tập thể là như nhau, tùy sở trường khả năng của mỗi em mà thầy cô giáo khuyến khích các em phát triển theo hướng riêng chứ không dập một khuôn ra như nhau. 

Không thi đại học 

Nhà trường đánh giá năng lực học sinh theo một quá trình học những môn khác nhau theo hệ thống tín chỉ chứ không phải để học trò quyết chiến trong một kỳ thi đạt/trượt tương lai nghề nghiệp của các em. 

Điều này giảm rất nhiều áp lực và việc học của các em thực sự có ý nghĩa thu nạp kiến thức chứ không phải đối phó giải đề. Từ lớp 9~12 là các em đã được hướng nghiệp và tập trung học lấy tín chỉ những môn học hỗ trợ cho ngành theo học tại Đại Học hay Cao Đẳng nghề.

KHÁC BIỆT GIỮA GIÁO DỤC CANADA VÀ VIỆT NAM

Chuong-trinh-hoc-cung-rat-khac-nhau

Chương trình học cũng rất khác nhau

Giáo dục Canada “nhẹ nhàng” hơn

Trước khi bước vào tuổi đi học, trẻ em Việt Nam phải đối mặt với vòng quay này: học ở trường, học thêm, học ở nhà, học 10 tiếng một ngày. Điều này phù hợp với đặc điểm chạy đua thành tích trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh Việt Nam.

Ở Canada, mọi thứ hoàn toàn ngược lại, kiến ​​thức trẻ em cần tiếp thu phải được hoàn thành trong thời gian đi học, ít khi phải làm bài tập về nhà. Và việc học thêm ngoại khóa không chỉ ở Canada mà nền giáo dục phương Tây cũng không có khái niệm này. 

Ở Việt Nam, các bậc phụ huynh thường mong giáo viên giao nhiều bài tập khó cho con em mình. Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ Canada đau đầu vì bài tập quá khó, phụ huynh sẽ ngay lập tức xin nhà trường giảm độ khó để phù hợp với trình độ của trẻ.

Ý tưởng cá nhân mới là điều cần thiết

Ở Canada, bài kiểm tra được giao và yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến ​​của mình. Giáo viên thường không quan tâm đến đúng sai mà chỉ quan tâm đến việc học sinh thể hiện ý tưởng của mình như thế nào. Các bài viết luôn mang tính chủ quan và hoàn toàn không có trách nhiệm.

Các đề thi được giao cho học sinh Việt Nam thường mang tính chất thi và thường hoàn toàn dựa trên các sự kiện có thật. Đề thi cũng được thiết kế để kiểm tra trí nhớ và kỹ năng phân tích của học sinh. Đặc điểm này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở các hệ thống giáo dục như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Ưu tiên tôn trọng các quyền cá nhân

Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, việc thông báo cho phụ huynh về tình hình học tập của học sinh hàng kỳ là điều không thể thiếu. Đây cũng là một trong những động lực học tập của sinh viên Việt Nam. 

Tuy nhiên, ở Canada, nếu học sinh không có ý định tiết lộ kết quả học tập của mình cho người khác thì nhà trường cũng phải đồng ý với nguyện vọng của học sinh. 

Theo văn hóa Châu Á thì cha mẹ thường rất hay tác động tới quyết định của con cái về vấn đề học tập. Nhưng ở các nước phương Tây như Canada thì con cái sẽ tự quyết định cho chính mình và bố mẹ sẽ không can thiệp vào.

Giảng viên và sinh viên đại học

Trong giảng đường đại học ở Việt Nam thì giảng viên sẽ được phân công đến từng lớp có sinh viên để giảng dạy. Nhưng ở Canada thì mọi lớp học sẽ là của giảng viên đứng lớp và sinh viên sẽ quyết định họ có đến lớp học của giảng viên đó để học hay không.

Phòng học ở đây cũng được thiết kế theo nhu cầu của môn học mà từng giảng viên phụ trách. Vì thế nếu muốn có nhiều sinh viên đến học thì giảng viên phải có môi trường học tập tốt và cách giảng dạy thu hút sinh viên.

Trên đây là Cách giáo dục trẻ em ở Canada chúng tôi đã tổng hợp lại nhằm giúp anh/chị có góc nhìn tổng quan hơn khi gia đình có con nhỏ có ý định định cư Canada. Nếu anh/ chị có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ SPI qua fanpage hoặc đăng ký tư vấn với chúng tôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh / chị nắm bắt thông tin cho công việc định cư của mình để từ đó có những kế hoạch xây dựng mục tiêu định cư Canada có thể trong tương lai. 

SECOND PASSPORT INCUBATOR

3817 Bloor Street West, Toronto, ON M9B 1K7, Canada

285 Cách Mạng Tháng Tám, District 10, HCM, Vietnam

info@secondpass.ca

+1 (647) 390 0912

https://secondpass.ca

ĐĂNG KÝ TÚI