Gần đây, Canada đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và dân số có xu hướng già hóa khiến cho nguồn lao động để phát triển nền kinh tế bị khan hiếm. Vậy nên chính phủ Canada đang mở rộng, tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều người ngoại quốc có các chính sách định cư mới nhằm thu hút nguồn lực nước ngoài về nước này định cư và làm việc tại đây.
Mặc dù thực trạng là thế nhưng liệu định cư Canada có dễ không, và cần những yếu tố gì đang là câu hỏi của rất nhiều người có ý định muốn có một cuộc sống mới tại đất nước này. Vậy nên Second Passport Incubator sẽ giải đáp thắc mắc cho những ai có ý định trờ thành một phần của người dân Canada nhé.
Xem thêm:
- So sánh 6 sự khác nhau giữa định cư Canada và định cư Mỹ
- Các cách định cư Canada dễ nhất cho người Việt 2021 – 2022
- Lộ trình định cư Canada dễ thành công nhất cho người Việt
- Vì sao nhập cư Canada lại ngày càng trở nên thu hút mọi người?
- Tìm hiểu chi phí nhập cư Canada hiện nay là bao nhiêu
Giải đáp thắc mắc về định cư Canada
Định cư Canada có dễ không
“Định cư Canada có dễ không” là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người đang có ý định sinh sống ở đất nước này. Tuy nhiên, việc định cư Canada khó hãy dễ thì khó có thể đo lường được vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và khả năng của mỗi người. Cũng không có con đường tắt nào giúp anh/chị có thể định cư Canada một cách dễ dàng. Vì thế anh/chị nên tìm hiểu và đăng kí những chương trình định cư được chính phủ Canada khuyến khích và hỗ trợ.
Hiện nay anh/chị có thể thoải mái lựa chọn các chương trình định cư phù hợp cho mình như: định cư theo diện tay nghề, định cư diện đầu tư, định cư diện đoàn tụ gia đình,… Còn nếu bạn đang là sinh viên thì bạn có thể chọn chương trình định cư diện du học. Bạn nên lựa chọn các ngành học để dễ xin định cư như kỹ sư, công nghệ thông tin, y tá/điều dưỡng viên, mỏ địa chất, kế toán/tài chính, truyền thông,…. Bên cạnh đó các tỉnh bang ở Canada cũng có các chính sách định cư riêng nên nếu muốn định cư ở Canada thì không phải là quá khó.
Các chương trình định cư Canada phổ biến nhất hiện nay
- Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang (PNP)
- Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang Manitoba (MPNP)
Xem chi tiết: Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang Manitoba
- Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang New Brunswick (NB PNP)
Xem chi tiết: Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang New Brunswick (NB PNP)
- Chương trình định cư đầu tư Prince Edward Island (PEI Entrepreneur)
Xem chi tiết: Chương trình định cư đầu tư Prince Edward Island (PEI Entrepreneur)
- Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang Saskatchewan (SINP Entrepreneur)
Xem chi tiết: Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang Saskatchewan (SINP Entrepreneur)
- Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang Alberta (AINP)
Xem chi tiết: Chương trình định cư đầu tư tỉnh bang Alberta (AINP)
- Chương trình định cư khởi nghiệp (Start-up Visa)
Xem chi tiết: Chương trình định cư khởi nghiệp (Start-up Visa)
- Chương trình đầu tư định cư liên bang (ICT)
Xem chi tiết: Chương trình định cư đầu tư liên bang (ICT)
- Chương trình Owner-Operator LMIA
Xem chi tiết: Chương trình Owner-Operator LMIA
- Chương trình CPTPP – T50
Xem chi tiết: Chương trình CPTPP – T50
- Chương trình C11 Significant Benefit
Xem chi tiết: Chương trình C11 Significant Benefit
Lợi ích khi trở thành công dân Canada
Lợi ích khi trở thành công dân Canada
Đảm bảo về quyền công dân
Sau những cải cách của chính phủ Trudeau năm 2017, một công dân mang quốc tịch Canada sẽ không cần bảo đảm về thời gian sinh sống hay cố gắng làm điều gì để giữ lại quốc tịch này vì rất khó để nó có thể bị tước bỏ.
Quyền đi lại
Hộ chiếu Canada đứng thứ 9 trong số 10 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Vì vậy, công dân Canada. có thể đi đến hầu hết các quốc gia trên thế giới mà không cần thị thực, hoặc sẽ nhận khi đến.
Các quốc gia mà người dân Canada có thể thoải mái đi lại này bao gồm các quốc gia như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các nước Schengen – hầu hết các quốc gia thành viên Liên Minh Châu Âu EU. Hơn nữa khi có cuốn hộ chiếu quyền lực này bạn có thể nhập cảnh và rời khỏi Canada một cách dễ dàng mà không gặp chút vấn đề khó khăn nào.
Lợi ích của trẻ em
Trẻ em Canada có nhiều lợi ích
Bất kì trẻ em sinh ra ở Canada đều sẽ có quốc tịch Canada và một công dân Canada có thể chuyển quyền công dân của mình cho con cháu của họ.
Nếu anh/chị đã định cư ở Canada và đã là thường trú nhân thì khi con anh/chị được sinh ra ở đây, hoặc đi cùng anh/chị và được ở lại thì sẽ được nhận các quyền lợi, các chính sách tương tự như một công dân Canada, bao gồm:
- Được chính phủ Canada hỗ trợ học phí đến hết lớp 12, chỉ cần cha mẹ hoặc người giám hộ sống ở khu vực gần trường học.
- Có hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí
- Dễ dàng tìm kiếm được công việc sau khi tốt nghiệp
- Có quyền bầu cử khi đã đủ 18 tuổi.
Cơ hội việc làm ở Canada
Việc làm ở Canada rất đa dạng
Thị trường việc làm ở Canada rất phong phú vì đây là thị trường tự do và được tạo rất nhiều điều kiện để phát triển. Nếu anh/chị trở thành công dân Canada bạn có thể có khả năng tiếp cận một số công việc yêu cầu mức độ an ninh cao như công việc ở cấp liên bang, những công việc có vị trí đặc biệt nhạy cảm trong chính phủ,…chỉ dành riêng cho những người là công dân Canada.
Có hai quốc tịch
Canada cho phép công dân có hai quốc tịch, có nghĩa là nếu anh/chị là người mang quốc tịch khác đến sinh sống và định cư ở Canada bạn vừa có thể mang quốc tịch Canada, vừa có thể giữ quốc tịch của mình. Điều này rất có lợi cho anh/chị vì sẽ thuận tiện hơn cho công việc của bạn giữa hai quốc gia.
Quyền tham gia chính trị
Hiến pháp Canada chỉ đảm bảo rằng công dân Canada có quyền bầu cử hoặc tham gia vào Quốc hội Liên bang. Không giống như Hoa Kỳ, Canada sẽ không tạo ra bất kỳ trở ngại nào cho những người không phải là công dân để trở thành người đứng đầu chính phủ. Tuy nhiên, để tham gia đầy đủ vào cuộc sống dân chủ Canada thì quyền công dân là cần thiết.
Về chủ nghĩa tượng trưng
Đối với nhiều người, việc trở thành công dân là cách hoàn chỉnh và cuối cùng để gia nhập “gia đình Canada”. Đối với những người tham gia và những người thân yêu của họ, các buổi lễ nhập tịch thường là những sự kiện rất xúc động.
Tỉnh bang nào ở Canada dễ định cư nhất
Những tỉnh bang dễ định cư nhất Canada
Hiện nay, anh/chị có thể dễ dàng định cư, sinh sống và làm việc ở bất kỳ tỉnh bang nào nếu bạn đáp ứng đủ các yêu cầu của tỉnh bang đó đã đặt ra. Và nếu nói cụ thể hơn thì anh/chị có thể định cư Canada thông qua các chương trình đề cử tỉnh bang (PNP).
-
Trường hợp anh/chị không có thư mời làm việc
Nếu anh/chị không có thư mời làm việc thì cũng có rất nhiều chương trình cho bạn lựa chọn như:
Được mọi người lựa chọn hàng đầu là chương trình đề cử Saskatchewan (SINP)
Thứ 2 là chương trình đề cử tỉnh bang Ontario (OINP) có ba hạng mục được liên kết với Express Entry và đã đưa lời mời đến các ứng viên định cư. Mặc dù chương trình này không cần lời mời làm việc, nhưng anh/chị cũng cần có kinh nghiệm để được xét duyệt và nộp đơn vào chương trình.
Thứ 3 là luồng nghề nghiệp ở Saskatchewan, đây là chương trình dành cho những công nhân lành nghề có khả năng đáp ứng những nhu cầu lao động do tỉnh bang này đề ra. Nếu muốn nộp đơn anh/chị phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc ở những vị trí được liệt kê trong danh sách nghề nghiệp yêu cầu của Saskatchewan
Và cuối cùng là chương trình đề cử Nova Scotia (NSNP), đây là mộ ttrong những chương trình đề cử tỉnh bang sáng tạo và mở rộng nhất của Canada. Chương trình này dùng bốn luồng để chọn các ứng viên Express Entry, tìm kiếm các nhóm và các ứng viên có kinh nghiệm từng làm việc ở các ngành nghề yêu cầu cụ thể.
Trong khi ưu tiên của thị trường lao động cho dòng Bác Sĩ yêu cầu phải có lời mời làm việc thì, Nova Scotia và các ưu tiên thị trường lao động ở đây không yêu cầu ứng viên phải có lời mời làm việc
-
Trường hợp anh/chị nói tiếng Pháp
Ngoài bang Quebec nói tiếng Pháp, có các chương trình PNP khác yêu cầu ứng viên phải nộp đơn bằng tiếng Pháp hoặc song ngữ. Các công nhân lành nghề nói tiếng Pháp được liên kết với quy trình nhanh của OINP, cho phép tỉnh tìm kiếm các công nhân lành nghề nói tiếng Pháp và các ứng viên khác có kỹ năng tiếng Anh vững chắc trong thư viện theo dõi nhanh. Chương trình đã hoạt động được sáu tháng và đã thu hút được gần 700 cá nhân quan tâm.
-
Trường hợp anh/chị là một nhân viên công nghệ
Nhân viên công nghệ ở Canada
Nếu anh/chị là một nhân viên công nghệ, bạn nên chú ý đến những con đường PNP do các tỉnh bang Ontario và British Columbia điều hành.
Ontario thường xuyên tiến hành một cuộc “rút thăm công nghệ” đặc biệt trong “Chương trình Ưu tiên Nguồn Nhân lực” trực thuộc tỉnh Ontario liên kết với Ontario Express Entry. Đây là những điều hấp dẫn để nhắm mục tiêu đến những cá nhân có kinh nghiệm làm việc trong một trong sáu nghề công nghệ được chỉ định, chẳng hạn như kỹ sư máy tính và nhà thiết kế web. Không yêu cầu công việc.
Đồng thời, BC’s Tech Pilot chọn các ứng cử viên nhập cư để nộp đơn xin đề cử cấp tỉnh hầu như hàng tuần. Chương trình thí điểm được áp dụng cho Con đường Nhập cư Có tay nghề của BC. Anh/Chị chỉ cần có một lời mời làm việc trong 29 nghề công nghệ được liệt kê chỉ định là yêu cầu của chương trình đã đủ điều kiện
-
Trường hợp anh/chị đã có kinh nghiệm làm việc và học tập
Nhiều chương trình PNP cũng đã áp dụng các diện mang lợi thế cho những người đã có kinh nghiệm làm việc và học tập tại các tỉnh bang ở Canada. Hơn nữa, những người lao động tay nghề của chương trình đề cử tỉnh bang Manitoba (Skilled Worker in Manitoba) ( MPNP) ở Manitoba và người có lao động tay nghề nước ngoài đã tạo ra nhiều ưu đãi cho những người đã làm việc và có kinh nghiệm học tập tại đây.
Bang Manitoba cũng cung cấp 3 tiêu chí phụ khác để cho các ứng viên đã học tập hoặc đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo tại bang này
Độ tuổi nào có thể định cư Canada
Độ tuổi cần thiết để định cư Canada
Trong trường hợp anh/chị đã có gia đình và muốn dẫn con cái cùng đi định cư Canada, thì độ tuổi của con cái phụ thuộc vào hồ sơ đầu tư định cư. Độ tuổi được cho phép là dưới 22 tuổi ( ở thời điểm làm hồ sơ xin thường trú, con của bạn phải trong độ tuổi từ 21 trở xuống, chưa bước qua tuổi 22). Và phải có thêm điều kiện là đang còn độc thân.
Khi Cơ quan di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada chính thức nhận hồ sơ của anh/chị và bắt đầu thụ lý thì từ thời điểm đó tuổi con của bạn sẽ được giữ nguyên trong suốt quá trình xử lý hồ sơ
Nếu trong trường hợp con anh/chị trên 22 tuổi thì sẽ chỉ được chấp thuận nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
– Vẫn phụ thuộc tài chính vào cha mẹ từ trước 22 tuổi
– Sau 22 tuổi vẫn phụ thuộc tài chính vào cha mẹ vì có vấn đề về sức khỏe và không thể tự chăm sóc bản thân
Chính sách định cư Canada: những thay đổi mới nhất cần quan tâm
VÀO NGÀY 26/11 VỪA QUA, BỘ DI TRÚ CÓ CUỘC HỌP VỚI CÁC LUẬT SƯ VÀ CỐ VẤN DI TRÚ ĐỂ ĐƯA RA NHỮNG PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT CHO NHỮNG CÁ NHÂN ĐÃ CÓ “GẮN KẾT” NHẤT ĐỊNH VỚI CANADA.
Hiện nay, với những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đang cân nhắc thêm nhiều chương trình định cư và chính sách ưu tiên dành cho những du học sinh và người lao động quốc tế tại Canada.
5 chính sách mà Bộ Di Trú có thể cân nhắc trước khi đưa ra quyết định
1. Thay đổi cách tính điểm trên hệ thống CRS
Tính đến thời điểm hiện nay, một ứng cử viên độc thân có thể được nhiều nhất 210 điểm cho kinh nghiệm làm việc và bằng cấp ở Canada. Đồng thời, cũng trong năm nay, IRCC đã quyết định “tặng” hẳn 50 điểm cho những Ứng viên có cả tiếng Pháp và tiếng Anh, thay vì chỉ 30 điểm như trước đây.
Ứng viên có thể tham khảo báo cáo điểm CRS của những kỳ xét duyệt trước để chuẩn bị tốt hơn.
2. Rút riêng lẻ CEC
Một trong những mục tiêu của Bộ Di Trú là ưu tiên cho các ứng viên đã có đóng góp vào nền kinh tế của Canada và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh. Chính phủ Liên bang cũng có thể tăng cường các đợt rút chỉ dành riêng cho ứng viên thuộc diện Canadian Experience Class (CEC).
3. Thay đổi các điều kiện cho CEC
Để đủ điều kiện tối thiểu cho Express Entry CEC, ứng viên cần có ít nhất 12 tháng làm việc fulltime trong Canada. Tuy nhiên, đối với những bạn sinh viên chỉ có Work Permit nhưng bị ảnh hưởng không tìm được việc do Covid thì con đường định cư trong vòng 12 tháng là bất khả thi. Chính vì thế, Chính Phủ có thể sẽ cân nhắc giảm điều kiện công việc từ 12 xuống còn 9 hay 6 tháng.
4. Tăng số lượng Đề cử Tỉnh bang
Bộ Di Trú cũng có thể trao thêm quyền lựa chọn ứng cử viên cho các Tỉnh Bang bằng cách tăng số lượng người được đề cử thông qua các chương trình PNP. Đặc biệt là tạo điều kiện cho những cá nhân đã và đang sinh sống tại khu vực tỉnh bang đó.
Tìm hiểu thêm: Chương trình đề cử tỉnh bang Newfoundland and Labrador mới nhất (1/2021): Vào thẳng PR không cần Job Offer
5. Thí điểm thêm các chương trình Định cư Liên bang
Chính phủ Liên bang có khả năng sẽ khởi động thêm các chương trình Thí điểm để phục vụ thêm về nhu cầu tăng trưởng lao động của một số Tỉnh Bang. Chương trình AIPP hay RNIP là ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, chương trình thí điểm (Pilots) thường chỉ kéo dài 5 năm. Chỉ tiêu cho AIPP trong 2 năm tới cũng chỉ là 5,000 ứng viên một năm, RNIP hơn 7,000 (2020-2022 Immigration Levels Plan). Hiện đây vẫn là một con số khá ít ỏi so với nhu cầu của hàng trăm ngàn người muốn có được tấm thẻ thường trú nhân tại Canada.
Kiểm tra bạn có đủ điều kiện để định cư Canada
Điều kiện để định cư Canada
1. Người nộp đơn phải cư trú hợp pháp tại Canada
IRCC chỉ ra rằng tất cả những người nộp đơn phải sống ở Canada và có tình trạng thường trú nhân hợp lệ, và phải ở Canada khi họ nhận được đơn xin thường trú và IRCC chấp thuận đơn. Những người không có tình trạng thường trú nhân tạm thời ở Canada, chẳng hạn như những người xin tị nạn, không đủ điều kiện cho sáu luồng PR.
2. Kỹ năng ngôn ngữ chính thức
Nhân viên phải chứng minh rằng họ đã đạt được điểm chuẩn ngôn ngữ của Canada ít nhất là 4 trong bài kiểm tra ngôn ngữ do IRCC quy định. Sinh viên tốt nghiệp quốc tế cần ít nhất 5 điểm. Các tùy chọn kiểm tra là:
– Tiếng Anh
– IELTS: Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế (Chỉ dành cho bài kiểm tra Đào tạo Chung)
– CELPIP: Chương trình chỉ số thông thạo tiếng Anh của Canada
– TEF Canada: Test d’évaluation de français
– TCF Canada: Test de connaissance du français (chỉ bằng tiếng Pháp)
3. Kinh nghiệm làm việc hiện tại
Yêu cầu ứng viên phải đang làm việc để có đủ điều kiện tham gia. IRCC cho rằng việc làm hiện tại phải ở Canada, có thể là bất kì ngành nghề gì chỉ cần chắc chắn là công việc hợp pháp, được trả công bằng tiền lương hoặc hoa hồng, và không phải là một công việc tự kinh doanh trừ khi người đó là bác sĩ được trả lương trong một cơ sở y tế.
Ứng viên không cần phải tiếp tục làm việc trong quá trình nộp đơn, và công việc của họ tại thời điểm nộp đơn có thể là toàn thời gian hoặc bán thời gian.
Khi xác định người nộp đơn là nhân viên hay người tự kinh doanh, các quan chức IRCC sẽ xem xét các yếu tố sau:
- Quyền tự chủ của người lao động, chẳng hạn như mức độ kiểm soát của họ đối với loại công việc được thực hiện và khi nào nó được hoàn thành
- Người lao động sở hữu hoặc cung cấp các công cụ cần thiết để hoàn thành công việc
- Mức độ mà người lao động cần để hoàn thành công việc một mình và liệu họ có thể ký hợp đồng phụ hoặc thuê thêm trợ giúp để hoàn thành công việc hay không
- Rủi ro tài chính của người lao động
- Các chi tiết liên quan khác, chẳng hạn như hợp đồng bằng văn bản
4. Dự định sống bên ngoài Quebec
Bang Quebec ở Canada
Hiện tại có sáu chương trình nhập cư mở cho những người nộp đơn có ý định sống ở bất cứ nơi nào ở Canada ngoài Quebec.
5. Trình độ kinh nghiệm làm việc
Người lao động cơ bản phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đã làm việc ít nhất 1.560 giờ trong mã Phân loại Nghề nghiệp Quốc gia (NOC) đủ điều kiện trong vòng ba năm trước khi nộp đơn đăng ký
- Ứng viên phải được phép làm việc và công việc hiện tại đang ở Canada đã được trả lương hoặc hoa hồng. Người nộp đơn không được phép tự kinh doanh trừ khi người đó là một bác sĩ làm việc ở cơ quan y tế và được trả lương
6. Đối với sinh viên quốc tế
- Chương trình học phải được hoàn thành tại Học viện Học tập được chỉ định của Canada, tuy nhiên ứng viên đã hoàn thành chương trình học của họ không sớm hơn tháng 1 năm 2017 và khi nộp đơn phải chuẩn bị giấy phép học tập.
- Yêu cầu ứng viên đã nhận được chứng chỉ đủ điều kiện ví dụ văn bằng, chứng chỉ hay chứng nhận của một chương trình có công việc trong ngành thương mại có tay nghề cao. Một vài chứng chỉ sẽ được chấp nhận nếu học kết hợp ở Canada tương đương với chứng chỉ 2 năm ( thời hạn ít nhất là 16 tháng)
Thủ tục định cư Canada có phức tạp không?
Các thủ tục định cư Canada
Thủ tục định cư Canada sẽ thay đổi qua từng năm hoặc từng giai đoạn. Nhìn chung thủ tục cũng rất đơn giản, bao gồm:
- Thẻ căn cước công dân ( chứng minh thư nhân dân cũ), hộ chiếu, giấy khai sinh và giấy tờ tùy thân theo diện định cư Canada
- Giấy khám sức khỏe theo mẫu có sẵn
- Giấy chứng minh tài chính
- Bằng cấp học tập và chứng chỉ nghề nghiệp
- Chứng chỉ một trong hai thứ tiếng đó là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
Chi phí định cư Canada là bao nhiêu?
Khi định cư Canada, anh/chị chỉ được phép mang tối đa 7000 USD và sẽ không cần phải khai báo. Nếu anh/chị muốn mang thêm hãy bỏ vào thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM quốc tế.
Chi phí định cư Canada là bao nhiêu là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người. Không thể tính thực tế chi phí là bao nhiêu vì nó sẽ còn phụ thuộc vào từng nơi mà anh/chị sẽ định cư và một số yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu tính cơ bản thì các khoản phí sẽ bao gồm:
-
Chi phí sinh hoạt gồm có:
Chi phí đi lại, ăn uống, mua quần áo và các vật dụng cá nhân, điện nước.
Trong đó, tiền ăn là chi phí bắt buộc hàng ngày, và các chi phí khác như nước, điện, mua sắm,… có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của từng tháng.
Ví dụ: vào mùa lạnh, do nhu cầu sử dụng máy sưởi tăng cao nên tiền điện sẽ tăng.
Bạn có thể tham khảo chi phí sinh hoạt của 1 người tại Ontario trong 1 tháng như sau:
- Ăn uống ~300 CAD (~ 5.475.400 VNĐ).
- Tiền điện nước: ~ 170 CAD (~ 3.102.680 VNĐ).
- Chi phí đi lại bằng xe bus hoặc subway: ~128 CAD (~ 2.336.135 VNĐ).
- Tiền mua sắm quần áo, vật dụng cá nhân: phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân
-
Chi phí nhà ở
Theo ước tính, chi phí thuê căn hộ (1 phòng ngủ) ở Ontario khoảng 460 – 1000 CAD/ tháng (~ 8.392.203 – 18.244.000 VNĐ) thì bạn có thể sử dụng ước tính này để tính toán và ước tính chi phí nhà ở hàng tháng của cả gia đình.
-
Chi phí mua nhu yếu phẩm
Tùy theo nhu cầu cụ thể của mỗi người mà chi phí sinh hoạt tại Canada sẽ khác nhau. Trung bình, bạn sẽ chi khoảng 340 CAD/ tháng (~ 2.645.400 – 6.202.933 VNĐ) mỗi tháng cho các nhu cầu thiết yếu cho mọi người.
-
Chi phí y tế
Ở một số tỉnh bang, nếu bạn định cư trong vòng 3 tháng đầu tiên thì sẽ chưa được hưởng chính sách miễn phí các chương trình y tế và bạn sẽ phải tự bỏ tiền phí để mua trong 3 tháng này. Vì vậy, khi tính toán chi phí bạn sẽ phải dự phòng thêm một khoản này
-
Chi phí khác bao gồm:
Các chi phí khi làm giấy tờ định cư Canada: chi phí chứng minh tài chính và làm một số giấy tờ thủ tục định cư, hơn nữa cũng có thể phát sinh một số chi phí ngoài những thứ kể trên, vì thế bạn hãy tính toán và dự trù kỹ càng nhé.
Để được cập nhật những thông tin ĐỊNH CƯ CANADA MỚI NHẤT và nhận được những lộ trình định cư PHÙ HỢP NHẤT, bạn hãy liên hệ ngay qua fanpage với hoặc đăng ký tư vấn ngay với Second Passport Incubator!
Bài viết được lược dịch từ CICNews.
—
SECOND PASSPORT INCUBATOR
3817 Bloor Street West, Toronto, ON M9B 1K7, Canada
285 Cach Mang Thang Tam, District 10, HCM, Vietnam
info@secondpass.ca
+1 (647) 390 0912
https://secondpass.ca